Tư vấn thiết kế phong thủy nhà vệ sinh chuẩn nhất giúp tránh được những vận xui cho các thành viên trong nhà và những hướng cửa nhà vệ sinh cần phải tránh

Nhà vệ sinh trước nay vốn vẫn là một không gian thiết yếu đối với mọi công trình, dù là nhà riêng, nhà phố, văn phòng hay nhà ở chung cư… Không chỉ đóng vai trò đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, nhà vệ sinh còn có ảnh hưởng rất lớn đến không gian phong thủy của cả ngôi nhà.

Vậy làm sao để bố trí phong thủy nhà vệ sinh một cách hợp lý? Hãy tham khảo những tư vấn đến từ các chuyên gia của Nhà Ở Ngay nhé!

nhà vệ sinh hợp phong thủy

1. Thế nào được coi là nhà vệ sinh hợp phong thủy?

Nhà vệ sinh hợp phong thủy

Phong thủy không phải sự mê tín mà là học thuyết khoa học chuyên nghiên cứu những ảnh hưởng của vị trí, hướng gió, hướng khí… đến đời sống họa phúc của con người.

Nhà vệ sinh hợp phong thủy là nhà vệ sinh phải đảm bảo phù hợp với các yếu tố trên, đồng thời tương ứng với cung mệnh gia chủ, góp phần giúp cho gia chủ có thêm nhiều tài lộc, sức khỏe cũng như tránh được các khí xấu.

Theo kinh nghiệm được ông cha ta truyền lại từ bao đời nay thì nhà vệ sinh hợp phong thủy phải đảm bảo đồng thời cả hai yếu tố: “Tọa hung - Hướng cát”. Tức đặt tại vị trí xấu để xua tan đi những điềm xui rủi nhưng phải quay về hướng tốt đẹp thì mới mong thu hút được nguồn sinh khí và những điều may mắn.

Bên cạnh đó, nhà vệ sinh hợp phong thủy cũng phải đảm bảo luôn sạch sẽ, thoáng mát, có cửa sổ thông gió để đón những luồng không khí trong lành.

Lưu ý cần nhớ trong phong thủy nhà vệ sinh

  • Nhà vệ sinh nên được đặt tại vị trí cuối nhà hoặc góc nhà để tránh phát tán khí uế, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tài lộc của cả gia đình.
  • Nhà vệ sinh nên đặt cách xa bếp bởi lửa kỵ nước.
  • Tránh để cửa nhà vệ sinh quay về hướng xung thẳng với cửa chính.
  • Nên ưu tiên sử dụng các màu sắc sáng (thuộc hành Kim hoặc hành Thủy) để mang lại cảm giác thư thái, yên ổn và tao nhã. Tránh các màu tối tăm, u uất.
  • Nền nhà vệ sinh phải thấp hơn nền nhà, tránh tình trạng nước từ nhà vệ sinh tràn ra gây nguy cơ mắc các bệnh về đường nội tiết.
>> XEM NGAY: Tổng hợp kiến thức tư vấn phong thủy xây nhà hợp mệnh hợp tuổi cho gia chủ giúp Chiêu Tài Lộc

 

phong thủy nhà vệ sinh hợp tuổi

Những điều kiêng kỵ cần tránh trong phong thủy nhà vệ sinh

  • Nhà vệ sinh rất kỵ khi đặt ở hướng Đông Bắc hay Tây Nam (Mang hành Thổ, kỵ Thủy).
  • Kỵ đặt phòng tắm ở giữa nhà. Khí ẩm từ nhà vệ sinh phát tán ra có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  • Đại kỵ đặt nhà vệ sinh ở gần cửa hay đối diện cửa chính.
  • Nhà vệ sinh nhỏ rất kỵ việc không có cửa sổ.
  • Nhà vệ sinh kỵ đặt chung với bếp (Thủy - Hỏa tương khắc).
  • Tuyệt đối không đặt nhà vệ sinh trên nóc phòng khách và phòng ngủ. Đường ống nước thải rò rỉ xuống trần tường phòng khách, phòng ngủ sẽ rất khó xử lý.
  • Đại kỵ đặt nhà vệ sinh tại vị trí ngay sát bài vị hoặc vị trí Văn Xương (nơi sao Khuê chiếu đến).

2. Các câu hỏi thường gặp về phong thủy nhà vệ sinh

Diện tích tiêu chuẩn trong phong thủy nhà vệ sinh?

Trong thực tế, không có mức kích thước tiêu chuẩn cho diện tích phong thủy nhà vệ sinh. Tùy theo nhu cầu sử dụng và diện tích nhà ở mà người ta có thể thiết kế không gian nhà vệ sinh với các loại diện tích khác nhau.

Dưới đây là ba loại diện tích phong thủy nhà vệ sinh mà bạn có thể tham khảo:

  • Diện tích nhỏ (1-2m2): Thường phù hợp với các ngôi nhà có diện tích nhỏ hoặc quán cafe.
  • Diện tích vừa (2-4m2): Có thể lắp đặt các thiết bị như bồn cầu, bình nóng lạnh, lavabo…
  • Diện tích lớn (trên 4m2): Phù hợp với những ngôi nhà có diện tích lớn.

Nhìn chung, dù là thiết kế với diện tích nhỏ, vừa hay lớn thì nhà vệ sinh cũng nên tuân theo quy chuẩn sau đây:

  • Khoảng cách từ bồn tắm đến bồn rửa tay tối thiểu: 76cm
  • Khoảng cách từ bồn rửa tay đến bồn cầu tối thiểu: 38cm
  • Khoảng cách từ bồn tắm đến bồn cầu tối thiểu: 38cm
>> XEM NGAY: [HOT] Xem phong thủy xây nhà giúp chiêu Tài Lộc 2021

 

sơ đồ phong thủy nhà vệ sinh

Cách chọn cửa nhà vệ sinh?

Khi thiết kế nhà vệ sinh, cửa là yếu tố vô cùng quan trọng. Cửa phải được làm từ chất liệu phù hợp để đảm bảo được độ bền và độ an toàn khi sử dụng.

Thông thường sẽ có hai kích thước cửa phổ biến để bạn lựa chọn:

  • Kích thước nhỏ: 69cm x 198 cm
  • Kích thước lớn: 81cm x 214cm

Nếu nhà vệ sinh có cửa sổ hay ô thoáng thì nên sử dụng các loại cửa vuông hoặc chữ nhật với các kích thước tương ứng sau đây:

  • Chiều cao: 0,62m; 0,665m; 0,675m và 0,695m
  • Chiều rộng: 0,47m; 0,59m; 0,61m; 0,62m và 0,665m

Phong thủy nhà vệ sinh trong/trên phòng khách có sao không?

Nhà vệ sinh là công trình phụ, nơi ẩm thấp và chứa rất nhiều uế khí. Trong khi đó, phòng khách lại giữ vị trí trung tâm tập trung nhiều nguồn năng lượng tích cực. Do đó, việc đặt nhà vệ sinh ở trong/trên phòng khách là điều khá cấm kỵ. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến tiền tài, sức khỏe và vận mệnh của cả gia đình.

Nếu diện tích nhà không cho phép, nhà vệ sinh tốt nhất nên được đặt lệch so với phòng khách.

phong thủy nhà vệ sinh theo mệnh

Phong thủy nhà vệ sinh trong/trên phòng ngủ có sao không?

Xét về phong thủy, khi sắp xếp nhà vệ sinh ở trong/trên phòng ngủ cần phải tính toán hết sức kỹ lưỡng bởi hai không gian này tồn tại nhiều yếu tố xung khắc với nhau. Có nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ khá tiện lợi cho gia chủ khi có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi. Do đó cần phải đảm bảo sự sạch sẽ, thoáng mát.

Nếu bắt buộc phải đặt nhà vệ sinh ở trong/trên phòng ngủ, bạn cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không để cửa nhà vệ sinh hướng thẳng vào giường ngủ.
  • Không để đầu giường kê ngay sát với nhà vệ sinh.
  • Tốt nhất nên bố trí thêm cửa sổ hoặc ô thoáng cho nhà vệ sinh.
  • Dọn dẹp thường xuyên để giữ cho nhà vệ sinh luôn được thông thoáng.

Thiết kế phong thủy nhà vệ sinh dưới cầu thang sao cho hợp lý?

Cách thiết kế nhà vệ sinh dưới cầu thang thường được sử dụng với mục đích tận dụng không gian trống và hay được gặp ở những ngôi nhà có diện tích nhỏ. Ưu điểm của cách thiết kế này là có thể tiết kiệm tối đa không gian, tuy nhiên diện tích nhà vệ sinh lại tương đối nhỏ hẹp. Ngoài ra, nếu thiết kế không khéo thì rất dễ gây ra tụ khí, ẩm thấp lâu ngày ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Giải pháp cho trường hợp này là bạn có thể bố trí thêm quạt thông gió hoặc ô thoáng để giúp quá trình trao đổi khí diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, hãy nhớ rằng điều tiên quyết là phải thường xuyên giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ bạn nhé!

Phong thủy nhà vệ sinh trong/trên nhà nhà bếp có sao không?

Bếp mang hành Hỏa trong khi nhà vệ sinh thì mang hành Thủy. Trong Ngũ hành tương sinh tương khắc, Thủy - Hỏa kỵ nhau. Do đó, tốt nhất là không nên để bếp và nhà vệ sinh gần nhau. Nếu diện tích nhà không cho phép, bạn có thể hóa giải bằng cách đặt so le vị trí hai không gian hoặc dùng rèm che để giảm bớt sự xung khắc.

>> XEM NGAY: [HOT] Cách xem phong thủy nhà ở theo tuổi chuẩn 2021

 

phong thủy nhà vệ sinh hợp gia chủ

Bố trí phong thủy nhà vệ sinh theo tuổi mệnh như thế nào?

Khi thiết kế phong thủy nhà vệ sinh, gia chủ cần chú ý tới hướng và vị trí để tránh phạm phải xung khắc với năm sinh (mệnh tuổi) gia chủ. Cách tính hướng và vị trí nhà vệ sinh thường dựa theo Bát cung trong phong thủy. Trong đó:

Mệnh

Vị trí nhà vệ sinh

Hướng nhà vệ sinh

Đông tứ mệnh

Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc

Bắc, Nam, Đông, Đông Nam

Tây tứ mệnh

Bắc, Nam, Đông, Đông Nam

Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc

Cách bố trí phong thủy nhà vệ sinh trong nhà ống

Đặc trưng của nhà ống là có diện tích bề ngang khá nhỏ hẹp. Do đó, nhà vệ sinh trong nhà ống nên được thiết kế ở những khoảng trống để tiết kiệm không gian. Diện tích phong thủy nhà vệ sinh trong nhà ống nên là từ 3m2 đến 4m2 tùy vào điều kiện và nhu cầu sử dụng.

Đối với nhà ống có từ hai tầng trở lên, nhà vệ sinh nên được thiết kế theo chiều thẳng đứng để dễ dàng lắp đặt hệ thống kỹ thuật và các đường ống nước.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy lắp đặt nhà vệ sinh ở vị trí cuối nhà để khuất tầm nhìn, mùi từ nhà vệ sinh nếu bốc ra cũng không làm ảnh hưởng đến các không gian khác.

>> XEM NGAY: Cách bố trí phong thủy nhà vệ sinh theo tuổi mà không phải ai cũng biết

 

thiết kế sơ đồ phong thủy nhà vệ sinh

Hướng bồn cầu và hướng nhà ngược nhau có sao không?

Theo các chuyên gia phong thủy, nhà vệ sinh không nên được đặt cùng hướng, cũng không nên ngược hướng so với hướng nhà. Nhà vệ sinh tốt nhất nên đặt theo hướng cắt của ngôi nhà.

Ví dụ: Nhà hướng Tây - Đông thì nhà vệ sinh nên đặt theo hướng Nam - Bắc.

3. Cách hóa giải các lỗi phổ biến trong phong thủy nhà vệ sinh

LỖI

CÁCH HÓA GIẢI

Nhà vệ sinh ở trên bếp

Di dời nhà vệ sinh/bếp sang vị trí khác hoặc rải một lớp sỏi trắng lên trên nền nhà vệ sinh để ngăn cách hai không gian, tránh được xung đột giữa Thủy và Hỏa, đồng thời cũng ngăn cản không cho khí xấu thâm nhập từ nhà vệ sinh xuống khu vực bếp. 

Ngoài ra, bạn có thể trang trí thêm cây xanh trong nhà vệ sinh để giảm bớt tạp khí.

Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

Sử dụng đá thạch anh bảo bình bên trong nhà vệ sinh để xua tan âm khí

Thiết kế thêm cửa sổ hoặc ô thoáng để điều hòa nguồn không khí bên trong với bên ngoài.

Nhà vệ sinh nhìn thẳng đầu giường

Đơn giản nhất là kê giường ngủ sang chỗ khác hoặc sử dụng vách ngăn.

Luôn đóng cửa nhà vệ sinh mỗi khi không có nhu cầu sử dụng.

Treo hồ lô ở đầu giường hoặc dưới chân giường để hóa giải sát khí.

Nhà vệ sinh nằm đối diện cửa ra vào

Luôn đóng cửa nhà vệ sinh dù là khi sử dụng hay khi không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng.

Dùng mành (rèm), bình phong hoặc tạo vách ngăn che chắn trước cửa nhà vệ sinh. 

Đặt cây cảnh ở hai bên cửa của nhà vệ sinh để giảm bớt khí xấu.

Nhà vệ sinh ở gần bếp

Hãy luôn giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ và thơm tho.

Ngăn giữa nhà vệ sinh và bếp bằng vách ngăn hoặc cây cảnh.

Luôn đóng cửa nhà vệ sinh dù là khi sử dụng hay không.

Thiết kế thêm máy hút mùi, quạt thông gió...

Nhà vệ sinh nằm đối diện hoặc tựa lưng vào bàn thờ

Hãy đặt bàn thờ thật cao để tránh khí uế bay lên.

Lắp gương chiếu thẳng vào cửa nhà vệ sinh để phản chiếu lại những những thứ ô uế.

Đặt linh vật 6 xâu tiền Lục Đế ở sau bàn thờ để hóa giải sát khí.

Nhà vệ sinh ở giữa nhà

Sử dụng đá thạch anh bảo bình để khắc phục và giảm thiểu những vận “xấu”.

Tóm lại, trên đây là những kinh nghiệm thiết kế phong thủy nhà vệ sinh mà Nhà Ở Ngay muốn gửi đến bạn. Chắc hẳn thông qua bài viết bạn đã có cho mình những thông tin cần thiết rồi đúng không nào. Hãy vận dụng một cách linh hoạt để không gian nhà vệ sinh của bạn luôn được thoáng mát, sạch sẽ và hợp phong thủy bạn nhé!