Tư vấn cách bố trí phong thủy nhà bếp giúp Rước Lộc đầy nhà và 15 điều cần phải kiêng kỵ

Người phương Đông xưa nay vốn rất coi trọng yếu tố phong thủy, đặc biệt là trong vấn đề nhà ở. Nhà ở có phong thủy tốt sẽ là tiền đề cho một gia đình êm ấm và một cuộc sống thăng hoa. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết “Cách Bố Trí Phong Thủy Nhà Bếp Rước Lộc | 15 điều kiêng kỵ” của Nhà Ở Ngay nhé!

cách bố trí phong thủy nhà bếp chuẩn

1. Bếp và phong thủy nhà bếp

Trong phong thủy, bếp là không gian đại diện cho nguồn lương thực, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tài vận của cả gia đình. Đây là nơi gia đình quây quần bên những bữa cơm, nơi tạo ra những phút giây trò chuyện thoải mái sau mỗi ngày làm việc vất vả.

Tại không gian nhà bếp, những món ăn ngon bổ dưỡng được chuẩn bị hàng ngày để tiếp thêm năng lượng cho các thành viên trong gia đình. Cũng bởi thế mà nơi đây thường được ví như trái tim của ngôi nhà.

Cách bố trí phong thủy nhà bếp có ảnh hưởng quan trọng đến không gian của toàn bộ ngôi nhà, góp phần mang lại may mắn, tài lộc nếu được đặt đúng cách. Nguồn năng lượng toát ra từ nhà bếp có thể ngăn chặn các yếu tố phong thủy tiêu cực, giảm bớt tà khí. Tuy nhiên, nếu bếp đặt không hợp theo phong thủy cũng có thể gây ra nhiều vấn đề tai hại, những hệ luỵ không mong muốn cho sức khỏe cũng như tinh thần của gia chủ.

2. Vị trí nhà bếp hợp phong thủy

Theo một số cách bố trí phong thủy nhà bếp xưa thì bếp nên được đặt ở vị trí “tọa hung, hướng cát”. Tức vị trí xấu nhưng hướng phải là hướng tốt để bù trừ cho nhau, từ dữ hóa lành.

>> XEM NGAY: Tổng hợp kiến thức tư vấn phong thủy xây nhà hợp mệnh hợp tuổi cho gia chủ giúp Chiêu Tài Lộc

 

cách bố trí phong thủy nhà bếp chuẩn 2021

Xét theo phong thủy, hướng nhà bếp tốt nhất nên là hướng Đông, Đông Bắc, Nam hoặc Đông Nam. Đây là các hướng hút lộc, thoáng mát giúp cho nguồn sinh khí dễ dàng đi vào nhà. Hướng phòng bếp được xem là không tốt khi quay lưng lại với cửa nhà, bởi khi đó, người nấu sẽ quay lưng lại với cửa trước. Điều này là hoàn toàn không hợp phong thủy.

Điều tối kỵ trong cách bố trí phong thủy nhà bếp là đặt cửa bếp đối diện với nhà vệ sinh. Bếp mang hành Hỏa, trong khi nhà vệ sinh mang hành Thủy, gặp nhau ắt sẽ gây ra xung đột, hao tổn đến tài lộc, các thành viên trong gia đình dễ xảy ra bất hòa.

Ngoài ra, cửa phòng bếp cũng không được nằm trên một đường thẳng với cửa ra vào. Điều này trong phong thủy là đại kỵ, về lâu về dài có thể gây ra mất mát về của cải, bệnh tật triền miên.

3. Các cách bố trí phong thủy nhà bếp

Cách bố trí phong thủy nhà bếp dựa theo tuổi

TUỔI

HƯỚNG BẾP

Canh Tý (1960), Bính Tý (1936, 1996)

Bắc (Sinh Khí); Đông (Diên Niên); Nam (Thiên Y); Đông nam (Phục Vị)

Mậu Tý (1948), Nhâm Tý (1972)

Đông nam (Sinh Khí); Đông (Thiên y); Nam (Diên niên); Bắc (Phục Vị)

Giáp Tý (1984, 2008)

Tây Bắc (Sinh Khí); Đông Bắc (Diên Niên); Tây Nam (Thiên Y); Tây (Phục Vị)

Sửu

Đinh Sửu (1997) và Tân Sửu (1961)

Nam (Sinh Khí); Đông Nam (Diên Niên); Bắc (Thiên Y); Đông (Phục Vị)

Kỷ Sửu (1949), Ất sửu (1985)

Tây (Sinh Khí); Đông Bắc (Thiên y); Tây Nam (Diên niên); Tây bắc (Phục Vị)

Quý Sửu (1973)

Đông (Sinh Khí); Đông Nam(Thiên y); Bắc (Diên niên); Nam (Phục Vị)

Dần

Mậu Dần (1998) và Nhâm Dần (1962)

Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y)

Canh Dần (1950) và tuổi Bính Dần (1986)

Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Bắc (Diên Niên); Tây (Thiên Y); Tây Nam (Phục Vị)

Giáp Dần (1974)

Tây Nam (Sinh Khí); Tây(Diên Niên); Tây Bắc (Thiên Y); Đông Bắc (Phục Vị)

Mão

Tân Mão (1954), Đinh Mão (1987)

Bắc (Sinh Khí); Đông (Diên Niên); Nam (Thiên Y); Đông Nam (Phục Vị)

Kỷ Mão (1999), Quý Mão (1963)

Đông Nam (Sinh Khí); Nam (Diên Niên); Đông (Thiên Y); Bắc (Phục Vị)

Ất Mão (1975)

Tây Bắc (Sinh Khí); Đông Bắc (Diên Niên); Tây Nam (Thiên Y); Tây (Phục Vị)

Thìn

Giáp Thìn (1964) và tuổi Canh Thìn (2000)

Đông (Sinh Khí); Bắc (Diên Niên); Đông Nam(Thiên Y); Nam (Phục Vị)

Nhâm Thìn (1952) và Mậu Thìn (1988)

Nam (Sinh Khí); Bắc (Thiên y); Đông Nam (Diên niên); Đông (Phục Vị)

Bính Thìn (1976)

Tây Nam (Diên Niên); Tây (Sinh Khí); Tây Bắc (Phục Vị); Đông Bắc (Thiên Y)

Tỵ

Ất Tỵ (1965), Tân Tỵ (2001)

Tây Nam (Sinh Khí); Tây (Diên Niên); Tây Bắc (Thiên Y); Đông Bắc (Phục Vị)

Đinh Tỵ (1977), Kỷ Tỵ (1989)

Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam(Phục Vị); Tây (Thiên Y)

Quý Tỵ (1953)

Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Bắc (Diên Niên); Tây (Thiên Y); Tây Nam (Phục Vị)

Ngọ

Canh Ngọ (1990) và Giáp Ngọ (1954)

Đông Nam (Sinh Khí); Nam (Diên Niên); Đông (Thiên Y); Bắc (Phục Vị)

Mậu Ngọ (1978)

Bắc (Sinh Khí); Đông (Diên Niên); Nam (Thiên Y); Đông Nam (Phục Vị)

Nhâm Ngọ (1952), Bính Ngọ (1966)

Đông Bắc (Diên Niên); Tây Bắc (Sinh Khí); Tây (Phục Vị); Tây Nam (Thiên Y)

Mùi

Tân Mùi (1991), Ất Mùi (1955)

Đông (Sinh Khí); Bắc (Diên Niên); Đông Nam (Thiên Y); Nam (Phục Vị)

Kỷ Mùi (1979)

Nam (Sinh Khí); Đông Nam (Diên Niên); Bắc (Thiên Y); Đông (Phục Vị)

Quý Mùi (2003, 1941), Đinh Mùi (1967)

Tây (Sinh Khí); Tây Nam (Diên Niên); Đông Bắc (Thiên Y); Tây Bắc (Phục Vị)

Thân

Nhâm Thân (1993), Bính Thân (1957)

Tây Nam (Sinh Khí); Tây (Diên Niên); Tây Bắc (Thiên Y); Đông Bắc (Phục Vị)

Mậu Thân (1969) và tuổi Canh Thân (1981)

Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y)

Giáp Thân (2004)

Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Bắc (Diên Niên); Tây (Thiên Y); Tây Nam (Phục Vị)

Dậu

Ất Dậu (2005, 1945), Kỷ Dậu (1969)

Bắc (Sinh Khí); Đông (Diên Niên); Nam (Thiên Y); Đông Nam (Phục Vị)

Quý Dậu (1993) và tuổi Đinh Dậu (1957)

Tây Bắc (Sinh Khí); Đông Bắc (Diên Niên); Tây Nam (Thiên Y); Tây (Phục Vị)

Tân Dậu (1981)

Nam (Diên Niên); Đông Nam (Sinh Khí); Bắc (Phục Vị); Đông (Thiên Y)

Tuất

Giáp Tuất (1934, 1994) và Mậu Tuất (1958)

Tây (Sinh Khí); Tây Nam(Diên Niên); Đông Bắc (Thiên Y); Tây Bắc(Phục Vị)

Bính Tuất (1946, 2006), Canh Tuất (1970)

Nam (Sinh Khí); Đông Nam (Diên Niên); Bắc (Thiên Y); Đông (Phục Vị)

Nhâm Tuất (1982)

Đông(Sinh Khí); Bắc (Diên Niên); Đông Nam (Thiên Y); Nam (Phục Vị)

Hợi

Quý Hợi (1983)

Tây Nam (Sinh Khí); Tây (Diên Niên); Tây Bắc (Thiên Y); Đông Bắc (Phục Vị)

Tân Hợi (1971), Ất Hợi (1995), Kỷ Hợi (1959), Đinh Hợi (2007, 1947)

Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Bắc (Diên Niên); Tây (Thiên Y); Tây Nam(Phục Vị)

 

Cách bố trí phong thủy nhà bếp theo mệnh

Trong Ngũ hành có 5 mệnh đại diện cho 5 loại vật chất: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Khi bố trí phong thủy, người ta cũng thường dựa vào đặc tính của 5 loại vật chất này để có những cách thiết kế khác nhau, giúp gia chủ tránh khỏi những dòng yếu khí bất lợi cũng như mang lại nhiều tài vận cho cả gia đình.

Cụ thể cách bố trí phong thủy nhà bếp theo mệnh như sau:

MỆNH

HƯỚNG BẾP

Kim

Tây

Mộc

Nam, Đông, Đông Nam

Thủy

Bắc, Đông, Đông Nam

Hỏa

Nam, Tây Nam, Đông Bắc

Thổ

Tây Bắc, Đông Nam

 

Cách bố trí phong thủy nhà bếp dựa theo bố cục

Cách bố trí phong thủy nhà bếp theo bố cục thường được áp dụng căn cứ vào điều kiện mặt bằng thực tế của nhà bếp. Từ đó, sắp xếp không gian, đồ đạc sao cho phù hợp. Mỗi cách bố trí lại có những ưu điểm, nhược điểm riêng, phù hợp với từng loại hình không gian nhà bếp.

>> XEM NGAY: [HOT] Xem phong thủy xây nhà giúp chiêu Tài Lộc 2021

 

cách bố trí phong thủy nhà bếp hợp mệnh

  • Cách bố trí phong thủy nhà bếp kiểu chữ I: Cách này thường được sử dụng cho nhà bếp có diện tích nhỏ. Lúc này, bồn rửa được đặt ở giữa tủ lạnh và bếp nấu để hạn chế việc di chuyển. Tủ bếp cũng được thiết kế cửa trượt hoặc cửa cánh để thuận tiện cho việc sử dụng.
  • Cách bố trí phong thủy nhà bếp kiểu chữ L: Tức không gian bếp được bố trí ở 2 bức tường vuông góc và liền kề nhau. Cách bố trí này giúp cho không gian trông rộng rãi và tối giản hơn. Bếp chữ L thường được ưu tiên sử dụng cho mọi loại hình từ biệt thự, nhà phố đến chung cư.
  • Cách bố trí phong thủy nhà bếp kiểu chữ U: Bếp kiểu chữ U thường phù hợp với những phòng bếp có diện tích lớn. Tủ lạnh, bồn rửa và khu vực lưu trữ được bố trí theo mô hình dòng chảy tam giác, từ đó tạo khoảng cách tối đa, khá tiện lợi trong quá trình sử dụng.
  • Cách bố trí phong thủy nhà bếp kiểu song song: Tức không gian bếp được bố trí 2 bên tường, ở giữa là lối đi cho phép nhiều người có thể tham gia vào việc nấu nướng. Cách bố trí này giúp giảm thiểu khoảng cách đáng kể giữa ba khu vực chức năng của tam giác: tủ lạnh, bồn rửa và bếp.

cách bố trí phong thủy nhà bếp hợp tuổi

Cách bố trí phong thủy nhà bếp thông qua vị trí đặt các thiết bị

VỀ BẾP NẤU:

Bàn bếp không nên để quay ngược lại với hướng nhà, cũng nên tránh việc vừa mở cửa ra đã nhìn ngay thấy bếp. Điều này sẽ làm mất đi tính riêng tư và khiến người đứng nấu ăn cảm thấy không thoải mái. Hãy nhớ rằng:

  • Gia chủ thuộc Đông tứ mệnh thì hướng bếp nên là hướng Đông tứ trạch.
  • Gia chủ thuộc Tây tứ mệnh thì hướng bếp nên là hướng Tây tứ trạch.

Nếu như không thể thay đổi, bạn có thể sử dụng vách ngăn, bình phong hay một tấm rèm để che đi, đồng thời cũng để ngăn cản các luồng khí xấu từ ngoài xông thẳng vào bếp.

Đặc biệt, nên tránh đặt bếp ngay cạnh cửa sổ hay những vật sắc nhọn bởi sẽ ảnh hưởng xấu đến hòa khí trong gia đình.

Trong bếp, gia chủ không nên treo các vật sắc nhọn như kéo, nĩa, dao… một cách bừa bãi để tránh sát khí. Việc treo hành, tỏi, ớt trong bếp cũng nên hạn chế bởi chúng vừa là những loại hấp thu dương khí, lại vừa làm mất đi tính thẩm mỹ của không gian.

BỒN RỬA:

Bồn rửa là nơi có nước, thuộc hành Thủy nên khá tương khắc với lửa của bếp. Do đó, bếp và chậu rửa nên được bố trí một cách hợp lý để tránh gây bất lợi cho gia chủ.

Nếu có thể, bạn nên sắp xếp sao cho bếp và bồn rửa cách nhau tối thiểu 60cm. Ngoài ra, có thể bố trí thêm vách ngăn để hóa giải việc bồn rửa nằm quá gần bếp.

Vị trí tốt nhất để đặt bồn rửa nên là các hướng Đông, Bắc hoặc Đông Nam. Ngoài ra có thể đặt tạm tại hướng Tây của phòng. Việc bố trí bồn rửa hợp lý sẽ góp phần giúp trung hòa hai yếu tố Thủy - Hỏa, mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

TỦ LẠNH:

Khác với bồn rửa, tủ lạnh vừa mang hành Thủy, lại vừa mang hành Kim. Vị trí tốt nhất để đặt tủ theo phong thủy nên là hướng Bắc hoặc Đông Nam.

Lưu ý khi đặt tủ, bạn không nên kê sát vào tường mà nên để cách phía sau khoảng 10cm, hai bên hông 2cm để thoát nhiệt, không khí cũng dễ lưu thông. Tuyệt đối không đặt tủ gần hoặc đối diện bếp nấu vì khí nóng của bếp khi đun sẽ xung đột với hơi lạnh của tủ, dễ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, cũng không nên đặt tủ lạnh đối diện với cửa bếp, ánh sáng từ ngoài chiếu thẳng vào tủ sẽ khiến cho nhiệt độ tăng lên. Hay nói theo cách khác thì sẽ khiến cho việc mở cửa tủ không được thuận.

 

cách bố trí phong thủy nhà bếp chuẩn nhất

LÒ VI SÓNG:

Lò vi sóng ngày nay đã không còn quá xa lạ đối với nhiều hộ gia đình. Đây là thiết bị có kích thước khá linh hoạt. Tuy nhiên, khi hoạt động lò vi sóng sẽ tỏa ra những tia sóng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, do đó nó cần được đặt ở vị trí thực sự thích hợp.

Lò vi sóng nên được đặt ở những vị trí thông thoáng, cách xa những thiết bị tỏa nhiệt lớn như bếp hay tủ lạnh.

Thông thường, người ta hay đặt lò vi sóng ở tủ bếp dưới, bàn bếp hoặc tủ bếp phía trên. Tuy nhiên, không nên để quá cao hay quá thấp để đảm bảo sự tiện lợi khi sử dụng. Nếu để ở tủ bếp dưới, bạn nên đặt cách mặt đất khoảng 20cm để tránh ẩm ướt và các loại côn trùng trú ngụ.

BÀN ĂN:

Bàn ăn hình tròn thể hiện sự sum họp, bàn hình vuông hay chữ nhật tượng trưng cho sự đủ đầy. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng bàn có nhiều góc nhọn bởi dễ gây ra nhiều tai nạn trong quá trình sử dụng.

Bàn ăn nên được đặt ở vị trí khuất so với cửa và bàn thờ tổ tiên. Nếu diện tích hẹp, bạn có thể đặt bàn ăn lùi ra hai bên, hoặc dùng rèm che, vách ngăn ở giữa. Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên tránh đặt bàn ăn ngay dưới xà ngang. Xà treo lơ lửng trên đầu trong lúc ăn có thể dẫn đến những điều không may mắn.

CÁC THIẾT BỊ KHÁC:

Đối với các thiết bị khác, gia chủ tốt hơn hết nên sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ và khoa học. Thường xuyên lau dọn để tránh ẩm mốc, chuột bọ sinh sôi nảy nở trong phòng, đảm bảo nhà bếp luôn được thoáng mát nhất cho những bữa cơm ngon. 

CÂY XANH:

Cách bố trí phong thủy nhà bếp bằng cây xanh là một sự lựa chọn khá thông minh. Cây xanh không chỉ tạo không gian tươi mới, mát mẻ mà còn giúp thanh lọc không khí, khử mùi, đem lại vượng khí cho cả căn phòng.

Có rất nhiều loại cây phù hợp có thể lựa chọn cho không gian nhà bếp. Thậm chí, bạn có thể tận dụng trồng thêm một số loại rau xanh trong không gian này. Nhà Ở Ngay mách bạn một số loại cây sau:

  • Cây rau: Húng quế, bạc hà, mùi tây, chanh, hành, gừng…
  • Cây lọc khí: Hoa Nhài, Lan Ý, Đa búp đỏ, Phong Lữ…
  • Cây đa năng: Nha đam (lô hội)...
>> XEM NGAY: [Xem ngay] Tư vấn phong thủy nhà bếp và những điều đại kỵ

 

cách bố trí phong thủy nhà bếp đẹp

Những điều kiêng kỵ trong cách bố trí phong thủy nhà bếp

Ngoài các cách bố trí phong thủy nhà bếp nêu trên, mỗi gia chủ khi thiết kế không gian phòng bếp cần lưu ý những điều kiêng kỵ sau đây:

  • Bàn thờ là nơi linh thiêng, không nên đặt trong nhà bếp
  • Bếp và cầu thang không đặt trên/dưới nhau, mang sát khí vô cùng mạnh
  • Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, cần sự yên tĩnh, mát mẻ. Nếu đặt bếp gần phòng ngủ sẽ gây ra cảm giác bức bối, khó chịu
  • Kiêng không nên đặt bếp ngược với hướng nhà
  • Kiêng không nên để cửa nhà đâm thẳng vào bếp
  • Kiêng bếp hướng thẳng ra cửa chính
  • Tuyệt đối tránh nhà bếp đặt đối diện với cửa nhà vệ sinh.
  • Tránh đặt phòng ngủ và bếp đối diện nhau
  • Kiêng bếp sát tường với giường ngủ
  • Kiêng để sau bếp là khoảng không trống trải. Tốt hơn nên có tường kín.
  • Không đặt bếp ở trên rãnh nước, mương
  • Kiêng để ánh mặt trời chiếu xiên hướng chính tây vào, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mọi người trong nhà.
  • Kiêng để các góc nhọn chiếu thẳng vào bếp
  • Kiêng đặt bếp gần các yếu tố nước.
  • Kiêng đặt bếp ở góc tường.

Tóm lại, trên đây đã là toàn bộ những kiến thức cần biết trong cách bố trí phong thủy nhà bếp mà Nhà Ở Ngay muốn gửi đến bạn. Hãy áp dụng chúng một cách khéo léo cho không gian phòng bếp nhà mình nhé. Cũng đừng quên dọn dẹp bếp thường xuyên để nhà bếp lúc nào cũng được thoáng mát, sạch sẽ. Bởi “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” đúng không nào!