Từ bỏ quá khứ, tập trung cho hiện tại
Đức Phật từng nói: "Đừng bám vào quá khứ, cũng đừng mơ đến tương lai, hãy tập trung vào hiện tại".
Ngài cũng nói, "Bí quyết để có một cơ thể và trí óc khỏe mạnh là không đau đáu nghĩ về quá khứ, cũng không lo lắng về tương lai, mà hãy sống hết mình cho những phút giây hiện tại".
Hạnh phúc không bao giờ vơi đi khi chúng ta chia sẻ
Đức Phật nói : “Một ngọn nến có thể nhẹ sáng cho hàng ngàn ngọn nên khác mà vẫn không bị tàn nhanh hơn. Cũng như vậy, hạnh phúc không thể nào bị chậm đi khi chúng ta mang ra chia sẻ”.
Hạnh phúc là ban tặng, chia sẻ cùng người xung quanh ta
“Hạnh phúc không phải là vơ vào cho mình thật nhiều mà ngược lại, bạn nên ban tặng, san sẻ những gì mình có cho người khác. Đó mới là hạnh phúc. Bản thân hạnh phúc tất vận mệnh sẽ tươi đẹp.”
Không có gì là tự nhiên, hãy biết ơn tất thảy mọi thứ
Đức Phật nói, "Hãy biết ơn vì nếu hôm nay ta chưa học được nhiều điều, thì cũng đã học được một chút, nếu chưa học được chút nào, thì hãy biết ơn vì ta không đau ốm, nếu ta đau ốm, thì hãy biết ơn vì ta vẫn còn được sống trên cõi đời này…"
Trong cuộc đời của chúng ta, không có gì tự nhiên đến với chúng ta, cũng không thứ gì tự nhiên bỏ chúng ta mà đi. Những trải nghiệm, mất mát mà chúng ta đã gặp phải sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến với ta. Từ đó ta sẽ nhận được bài học quý giá. Chính vì thế, hãy bình tĩnh đón nhận chúng với lòng biết ơn, thay vì thất vọng, bực bội hoặc oán trách.
Ai cũng xứng đáng được yêu thương, kể cả bản thân chúng ta
“Hãy tìm xem khắp thế gian này có ai xứng đáng được tình yêu tuyệt vời của bạn hơn chính bạn?”
Mọi người xứng đáng được yêu thương từ người khác. Và tình yêu có thể chữa lành những vết đau, trầy xát trong quá khứ. Tuy nhiên, trên hết hãy yêu thương bản thân. Chỉ khi chăm sóc và yêu thương bản thân, chúng ta mới hiểu được cách yêu thương và chăm sóc cho những người xung quanh ta.
Học cách tha thứ lỗi lầm để lòng thanh thản
Phật Thích Ca dạy: “ Nuôi cái giận trong lòng thì khác gì mình uống thuốc độc mà mong chờ người khác chết”
Tức giận là cảm xúc mà bất cứ ai cũng từng trải qua. Tuy nhiên, Phật khuyên mọi người chúng ta không nên nóng giận, bất kể vì có lý do chính đáng hay không chính đáng, hợp lý hay không hợp lý.
Tha thứ giúp chúng ta kiểm soát được tình hình, giúp cuộc sống thanh thản và bình yên
Điều làm Ngài quan tâm là trạng thái tinh thần của con người khi nóng giận. Ngài biết rằng lúc nóng giận thì con người không còn đủ bình tĩnh để kiểm soát hành vi và ngôn ngữ của mình.
Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói
Không chỉ riêng Phật pháp răn dạy, đây cũng là bài học mà ai trong cuộc đời cũng được học và thấm thía bài học đó.
Ngôn ngữ là một phương tiện để chúng ta có thể giao tiếp, truyền đạt và diễn giải tất cả những điều hay, lẽ phải xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, ngôn ngữ cũng có thể mang đến những thông điệp tiêu cực, như những con dao phá vỡ những điều tốt đẹp, hạnh phúc. Hãy cẩn thận với lời nói của bản thân, đừng làm tổn thương những người thân yêu của mình.
"Lời nói của con người vừa có sức mạnh hủy diệt, lại cũng có sức mạnh hàn gắn vết thương. Khi những lời nói vừa chân thực lại chứa đựng hảo ý thì có thể thay đổi thế giới của chúng ta".
Soi sáng và thấu hiểu chính mình
Người không hiểu được bản thân, chẳng biết bản thân muốn gì, cần gì, nên làm gì, cũng giống như một con thuyền trôi đi vô định trên mặt nước. Khi không có mục tiêu, không có lý tưởng, chúng ta không thể xác định Mình là ai?, Mình nên làm gì? và Sứ mệnh của mình đến với cuộc sống này là gì?,... Vậy, chẳng phải chúng ta đang phí phạm cuộc đời này sao?
Hiểu được người khác là khôn ngoan, nhưng hiểu được chính mình mới là thông tuệ
Trong cuộc đời mình, Đức Phật luôn tin rằng chiến thắng vẻ vang nhất đời người chính là chiến thắng bản thân mình, và trước khi hiểu được người khác, hãy hiểu về bản thân mình trước. Ngài cho rằng, hiểu được người khác là khôn ngoan, nhưng hiểu được chính mình mới là thông tuệ.
Chọn bạn mà chơi
Đức Phật dạy con người nên đối xử hòa nhã và tử tế với tất cả mọi người, song khi chọn người đồng hành với mình, lại cần phải có sự chọn lựa khôn ngoan
Theo Ngài, một người bạn xấu và thiếu sự chân thành thì còn đáng sợ hơn cả loài ác thú. Loài ác thú có thể chỉ làm tổn thương thân xác ta, nhưng một người bạn xấu thì có thể làm tổn thương tình cảm của ta suốt đời.
Hạnh phúc là một hành trình, không phải một điểm đến
Theo quan điểm của Phật giáo thì hạnh phúc là sống theo đạo đức, an lạc và giải thoát, thiền định.
Nếu hôm nay bạn hạnh phúc, đừng nghĩ nó là cái đích của bạn và bạn đã đạt được nó. Nên nhớ rằng hạnh phúc có thể sẽ không ở lại mãi mãi với bạn. Hãy coi nó là một hành trình, thì nó sẽ còn tìm đến bạn nhiều lần khác nữa.
Bình yên đến từ bên trong
“ Nhân sinh trên đời như thân ở trong bụi gai, tâm bất động nhân không vọng động, người không động tâm thì không làm bậy, người động tâm rồi nhất định phải chịu đau đớn. Thiện ác, sướng khổ đều bắt đầu từ suy nghĩ mà ra.”
Theo Đức Phật, bình yên là phải tới tự trong tâm trí ta, chứ không phải do người khác mang tới. Vì vậy, không cần khao khát và tìm kiếm sự sự bình yên cho tâm hồn giữa một cuộc sống xô bồ, bon chen. Hãy tự tạo ra sự yên bình của riêng bạn.
Hãy đón xem những tin tức tiếp theo trên Nhà Ở Ngay!