Tặng cho quyền sử dụng đất, tặng cho nhà đất là vấn đề rất phổ biến hiện nay, một người có thể tặng cho nhà đất cho bất kỳ ai mà họ mong muốn. Việc tặng có phải công chứng không; tặng cho nhà đất bằng lời nói có hợp pháp hay không? Trong bài viết này, Nhà Ở Ngay sẽ chia sẻ một vài kiến thức cơ bản quy định liên quan đến tặng cho quyền sử dụng đất, nhà đất.

Quyền tặng cho đất hay tặng cho quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Đối với nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

  • Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai 2013.Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai 2013;
  • Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.
  • Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

Do đó, trường hợp cha mẹ có quyền sử dụng đất hợp pháp thì có quyền tặng cho quyền sử dụng đất đó cho con, việc tặng cho được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Tặng cho đất bằng lời nói có hợp pháp không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tặng cho bằng lời nói

Theo đó, tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

  • Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.
  • Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
  • Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
  • Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Từ những quy định trên, việc tặng cho đất phải được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết, nguyên nhân khách quan nên việc tặng cho đất chỉ được thể hiện bằng miệng (bằng lời nói) chứ không thể hiện bằng văn bản theo quy định. theo quy định của pháp luật. Như vậy, xét tính chất của việc tặng cho nhà đất bằng miệng theo quy định của pháp luật, hợp đồng tặng cho đất sẽ vô hiệu vì không đáp ứng điều kiện hình thức hợp đồng phải lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực…

>>>XEM THÊM: Điều kiện mua nhà ở xã hội

Khi nào việc tặng cho bất động sản bằng lời nói là hợp pháp?

Ngày 06/4/2016, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã thông qua án lệ 03/2016/AL về vụ án “Ly hôn”, trong đó nêu rõ án lệ như sau:

Trong trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng, nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất.

Theo nội dung án lệ nêu trên, việc cha, mẹ tặng đất bằng lời nói cho con vẫn có giá trị mà không phải công chứng, chứng thực hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là các quy định hiện hành của Nhà nước về “ Tặng cho đất bằng lời nói có hợp pháp không?” Hãy theo dõi các bài viết khác của Nhà Ở Ngay để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!