Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Yên Phụ là phường nằm ven Hồ Tây với phong cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ. Nơi đây được xem là “lá phổi xanh” của thành phố. Đặc biệt, những con đường, tuyến phố của Yên Phụ đã đi vào lịch sử và gắn bó với người dân thủ đô. Cùng với “ Nhà Ở Ngay” khám phá phường Yên Phụ - Vùng đất đãi ngoại kinh đô Thăng Long xưa nhé!

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ, DỊCH VỤ TIỆN ÍCH VÀ CÁC THÔNG TIN

Giới thiệu tổng quan phường Yên Phụ

Ưu điểm

  • Khu kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, café,…sầm uất
  • Khu sinh sống của những người có thu nhập cao, giàu có
  • Không gian sống trong lành, mát mẻ

Nhược điểm

  • Giá bất động sản tại khu vực cao “ ngất ngưởng”
  • Tuyến đường ven hồ nhỏ, thường xuyên ùn tắc

*** Thông tin được cập nhật đến ngày 21/09/2022***

Vị trí và lịch sử hình thành

Phường Yên Phụ trước đây là làng Yên Phụ. Làng Yên Phụ có tên gốc là Yên Hoa, vốn là một bộ phận hợp thành của phường Yên Hoa thuộc huyện Quảng Đức, Kinh đô Thăng Long thời Lê. Đầu thế kỷ XIX làng thuộc tỉnh tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831) thuộc tỉnh Hà Nội.

Review phường Yên Phụ

Năm 1915 Yên Phụ thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Từ 1981 là một phường của quận Ba Đình. Sau khi thành lập quận Tây Hồ từ một số phường thuộc quận Ba Đình và xã thuộc huyện Từ Liêm, Yên Phụ thuộc quận Tây Hồ. Toàn phường có tổng diện tích 1.44km2, dân số năm 2022 là 23.942 người, mật độ dân số đạt 16.626 người/km². Phường Yên Phụ nằm giữa sông Hồng và Hồ Tây. Địa giới hành chính của Yên Phụ như sau:  

  • Phía Tây: Giáp với phường Quảng An
  • Phía Bắc: Giáp với phường Tứ Liên
  • Phía Nam: Giáp với phường Trúc Bạch
  • Phía Đông: Giáp với phường Ngọc Thụy

Phường Yên Phụ với vị trí gần Hồ Tây, vừa mang đến một không gian sống trong lành mát mẻ vừa trở thành địa điểm du lịch được nhiều du khách nước ngoài tham quan khi đến Việt Nam. Với hàng loạt các địa danh nổi tiếng như: Chùa Trấn Quốc, Hồ Tây,…

Tốc độ phát triển

Yên Phụ là một ngôi làng cổ ở trên bán đảo nhô ra Hồ Tây, trước đây người dân sống bằng nghề đánh cá, nuôi cá cảnh, trồng hoa. Xa xưa, dân làng còn trồng dâu nuôi tằm trên vùng đất bãi. Đến nay, phường Yên Phụ đã có một bước chuyển mình ngoạn mục tại khu vực trung tâm.

Thay thế những làng nghề truyền thống, phường Yên Phụ khoác lên mình bộ mặt khang trang, hiện đại. Khu vực tập trung nhiều khách sạn, nhà hàng, quán café,…phục vụ người dân thủ đô và du khách nước ngoài khi đến với Hà Nội. Đặc biệt, khi nhắc đến Yên phụ người ta sẽ nhớ ngay đến những con phố, tuyến đường đẹp và lâu đời sau:

Nghi Tàm

Tuyến đường có chiều dài 1.4km, bắt đầu từ ngã ba đê sông Hồng – đường Xuân Diệu đến đầu dốc đường Thanh Niên (Yên Phụ). Nghi Tàm là tên thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận cũ, bám sát với bồ đông của hồ Tây. Gồm có 3 xóm: xóm Cái ở sát chân đê, xóm trên là xóm chính ở giữa và xóm Đinh ở phía Đông qua của chùa Kim Liên đi vào. Ngày nay, Nghi Tàm là con phố kinh doanh sôi động, sầm uất với hàng loạt các các quán ăn, đồ uống,…sôi động của phường.

Yên Phụ 

Đường Yên Phụ có chiều dài 1.5km, từ Ô Yên Phụ đến đầu dốc đường Thanh Niên, chạy trên đê sông Hồng đến phố hàng Đậu. Đây là tuyến đường trọng điểm của phường Yên Phụ với lưu lượng giao thông lớn, từ Yên Phụ có thể dễ dàng di chuyển đến Nghi Tàm, An Dương và các phố, phường khác của quận Tây Hồ.

Review phường Yên Phụ

An Dương

Tuyến phố có chiều dài 3.5 km, từ ngã ba Nhật Tân chỗ đường Lạc Long Quân gặp đường Âu Cơ – chạy trên đê sông Hồng tới ba đi chèm với đường Nam Thăng Long ( tên mới là đường Phạm Văn Đồng). Đây là khu vực sinh sống của người dân gốc, kinh doanh buôn bán sầm uất và sôi động, đáp ứng với mọi nhu cầu của người dân.

Vũ Miên

Phố Vũ Miên đi từ ngã ba giao cắt phố Yên Hoa tại cổng chào khu dân cư số 4 đến cuối khu đất đình Yên Phụ. Phố có chiều dài 900m, chiều rộng 5 - 6m. Nằm cạnh Hồ Tây, tuyến phố này chủ yếu là kinh doanh các quán cafe, nhà hàng, khách sạn,…Khu vực này cũng tập trung nhiều khách nước ngoài sinh sống, làm việc tại Thủ đô.

Mỗi tuyến phố, con đường của Yên Phụ mang một nét đẹp riêng tạo nên một bức tranh yên bình, xen lẫn chút sôi động, nhộn nhịp giữa trung tâm thủ đô. Là nơi mà bất kỳ ai cũng muốn sở hữu cho mình một ngôi nhà, thuê trọ hay là nơi bắt đầu để khởi nghiệp.

An ninh và dân cư

Từ xa xưa, phường Yên Phụ đã nổi tiếng là vùng đất đãi ngoại, dân tứ xứ sinh sống ở đây khá giả hơn dân gốc. Tại các tuyến phố chính Nghi Tàm, Yên Phụ, Vũ Miên,…là nơi sinh sống của dân nhập cư. Kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và có nhiều tòa biệt thự giàu, khang trang.

Review phường Yên Phụ

Trong khi đó, người dân gốc tại Yên Phụ sinh sống chủ yếu tại phố An Dương, các ngôi nhà trong ngõ tại Yên Phụ, Yên Hoa. Người dân kinh doanh đa dạng các ngành nghề, chủ yếu là quán ăn, hàng tiêu dùng, gia dụng,…phù hợp với mọi nhu cầu của người dân.

Nhìn chung, khu vực này có dân trí, an ninh tốt cộng với cơ sở hạ tầng hiện đại nên phù hợp cho khách hàng khi mua nhà để ở tại quận Tây Hồ. Hoặc khách hàng đang tìm kiếm mặt bằng kinh doanh, buôn bán thì phường Yên Phụ là địa điểm bạn không nên bỏ qua.

Hệ thống giao thông

Trên địa bàn phường Yên Phụ hiện có nhiều tuyến giao thông lớn như: Nghi Tàm, Thanh Niên, Yên Phụ, Yên Hoa,… các tuyến đường đều được xây dựng khang trang, sạch sẽ và các ngõ thông nhau, người dân dễ dàng di chuyển đến các khu vực lân cận. Tuy nhiên, các tuyến đường ven hồ như Vũ Miên, Yên Hoa nhỏ nhưng các dịch vụ kinh doanh nhà hàng, quán cafe,…đông đúc, dẫn đến tình trạng tắc đường vào các giờ tan tầm.

Review phường Yên Phụ

Các tuyến đường chính – phụ

  • Nghi Tàm
  • Yên Phụ
  • An Dương
  • Vũ Miên
  • Yên Hoa

Các tuyến bus 

  • Trước Số Nhà 284 Nghi Tàm: 31,51,55A,55B,58,143,146,E09
  • 197 Nghi Tàm (Đối Diện Ngõ 276): 31,41,55A,55B,58,143,146,E09
  • Trước Số Nhà 152 -154 Nghi Tàm: 31,41,55A,55B,58,143,146,E09

Quy hoạch tuyến đường

Phường Yên Phụ nằm trong quy hoạch phân khu A6 và phân khu hai bên sông Hồng của TP. Hà Nội. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất của Yên Phụ sẽ được xác định theo quy hoạch sử dụng đất của những phân khu này.

>> XEM QUY HOẠC PHÂN KHU A6: https://vietnammoi.vn/ban-do-quy-hoach-su-dung-dat-phuong-yen-phu-tay-ho-ha-noi-20210325101643648.htm

Bất động sản

Theo chia sẻ của các chuyên gia, loại hình bất động sản được quan tâm nhiều nhất tại Yên Phụ đó là thổ cư, tòa nhà văn phòng. Tại các tuyến phố Nghi Tàm, Vũ Miên, Yên Hoa,…các tòa nhà 3-4 tầng sử dụng để kinh doanh nhà hàng, khách sạn, quán ăn và cho thuê văn phòng. Giá thuê mặt bằng kinh doanh tại khu vực này cực kỳ đắt, dao động từ 20 – 70 triệu đồng tùy vào diện tích, vị trí. 

Trong khi đó, các loại hình thổ cư trong ngõ tại An Dương, Vũ Miên được nhiều người tìm đến khi mua nhà ở hay thuê trọ. Không gian yên tĩnh, không ồn ào và an ninh tốt, đảm bảo an toàn cho cư dân. Hơn nữa, các tiện ích xung quanh đang dạng như: chợ dân sinh, trường học, ngân hàng,…phù hợp với các gia đình có con nhỏ.

Các dự án nổi bật trong khu vực

(Khu vực không có dự án chung cư lớn)

Giá thuê/mua 

Giá thuê phòng trọ, nhà riêng, căn hộ dịch vụ

+ Giá thuê phòng trọ phường Yên Phụ (25 – 27m2 ): 2.5 – 4.5 triệu/tháng 

+ Giá thuê mặt bằng kinh doanh: (40 – 100m2): 20 – 70 triệu/tháng 

+ Giá thuê nhà riêng: ( 50 – 120m2):10 – 20 triệu/tháng

Giá mua bán chuyển nhượng trong ngõ, mặt ngõ ô tô, mặt phố

+ Giá nhà trong ngõ 2 xe máy tránh nhau: 80 – 116 triệu/m2

+ Giá bán nhà trong ngõ ô tô vào nhà: 160 – 230 triệu/m2

+ Giá nhà mặt đường chính phường Yên Phụ: 250  –  660 triệu/m2

Thông tin các khu tập thể

Ngoài ra, phường Yên Phụ vẫn còn một số khu nhà tập thể như: Tập thể nhà máy điện Yên Phụ, khu tập thể quân đội F361 An Dương,…Đây là các khu tập thể được nhà nước phân lô cho các cán bộ, giá bán nhà tập thể tại khu vực này rất cao. Dao động khoảng 90 – 1 35 triệu/m2.

Khung giá đất phường (Tháng 8/2022)

Review phường Yên Phụ

Tiện ích và dịch vụ

Nhà hàng

  • Nhà Hàng Tứ Xuyên: 63 Yên Phụ (150k-300k)
  • Nhà Hàng Steak One: 95B Yên Phụ (100k-300k)
  • Nhà hàng 6 Degrees: 189 Nghi Tàm (150k-350k)
  • Grills & Curry Indian Restaurant: 118 Yên Phụ (200k-500k)
  • Bay Buffet Seafood: 1 Yên Hoa (350k-600k)
  • Nhà hàng Lẩu Bò Trung Hoa: 42H Yên Phụ (150k-300k)
  • Hải Sản Ngon: 199A Nghi Tàm (200k-400k)
  • Vườn Ẩm Thực Long Gà: 45 Ngõ 76 An Dương (200k-500k)
  • Gà rán KFC: 7A Yên Phụ (50k-150k)

Quán ăn bình dân

  • Mì Vằn Thắn: Đối Diện 30 Yên Phụ Nhỏ (30k-50k)
  • Bánh Cuốn Hải Phòng: 108 Yên Phụ (20k-40k)
  • Phở Hằng: 58 Yên Phụ (40k-60k)
  • Bánh Đa Cua: 57 Yên Phụ (25k-35k)
  • Bún Chả: 76 Yên Phụ (25k-40k)
  • Phở Mậu: 208 Nghi Tàm (30k-50k)
  • Bún Riêu: 8 Ngõ 310 Nghi Tàm (25k-45k)
  • Phở Gà & Bún Thang: 140 Nghi Tàm (30k-50k)
  • Bún Miến Ngan: 15 An Dương (30k-50k)
  • Bánh Mì & Bánh Bao: 111 An Dương (12k-30k)
  • Vịt 76: Ngõ 76 An Dương (90k-150k)
  • Cơm Rang & Phở Xào: 65 Ngõ 130 Vũ Miên (30k-50k)
  • Xôi Xíu: 118 Yên Phụ (15k-30k)
  • Bún Cá Cô Thìn: Ngõ 108 Nghi Tàm (40k-50k)

Quán nhậu

  • Lươn Nghệ An: 226 Nghi Tàm (60k-200k)
  • Bia Hơi Hà Nội: 276 Nghi Tàm (50k-200k)
  • Bia Hơi Hoàng Yến: 161 Yên Phụ (70k-250k)
  • Bia Tùng Còi: 15 An Dương (50k-200k)
  • Beer Thông: 104B Yên Phụ (100k-300k)
  • Beer Vườn Đào: 70B An Dương (200k-500k)
  • Bia Hơi Hà Nội: 104 Yên Phụ (20k-100k)

 Ăn vặt

  • Ốc 66: 66 Yên Phụ (25k-40k)
  • Bánh Xèo Nam Bộ: 163 Yên Phụ (12k-40k)
  • Gà Tần & Trứng Vịt Lộn: 31 Ngõ 115 An Dương (10k-60k)
  • Sữa Chua Mít Cô Yến: 102 Yên Phụ (20k-30k)
  • Chè & Hoa Quả Dầm: 3 Ngõ 30 An Dương (15k-35k)
  • Cháo Trai & Chè: 53 An Dương (10k-25k)
  • Ốc Mít: 35 An Dương (30k-60k)
  • Bánh Xèo Nem Lụi: 139 Yên Phụ Nhỏ (20k-50k)
  • Chè Đậu Đen: Đối Diện 153 Yên Phụ (10k)
  • Bánh Rán Mặn Ngọt: 53 An Dương (5k-10k)
  • Xôi Mặn Sài Gòn: 11/32 An Dương (20k-30k)
  • Cô Thanh - Kem Bơ Chè Sầu Đà Nẵng: 138 An Dương (30k-40k)

Đồ uống (cafe/trà sữa)

  • Gốc Cafe: 2 Yên Phụ (30k-50k)
  • LaLam Coffee: 62 Vũ Miên (30k-60k)
  • AQUA Cafe: 96 Vũ Miên (35k-65k)
  • Stone Coffee: 80 Vũ Miên (35k-60k)
  • Cafe A+: 107B Vũ Miên (25k-40k)
  • Laguna Coffee: 112 Yên Phụ (30k-50k)
  • Cafe Giảng: 106 Yên Phụ (35k-60k)
  • 6 Degrees: 189 Nghi Tàm (50k-300k)
  • Cafe Huy Long: 29C Yên Phụ (25k-50k)
  • Mystic Coffee: 107H Vũ Miên (30k-50k)
  • Hong's Coffee: 5 Ngõ 60 An Dương (35k-60k)
  • Cafe Cốt Dừa Cô Hạnh: 107A2/57 An Dương (25k-35k)

Chợ/siêu thị/cửa hàng tiện lợi

  • Chợ Yên Phụ: Ngõ 108 Nghi Tàm
  • Siêu Thị QMart: 51 Yên Phụ
  • Siêu thị VinMart: 175 Ngõ 57 An Dương
  • Siêu thị VinMart: 117 Yên Phụ
  • Siêu thị Điện máy XANH: 115 Nghi Tàm
  • TH True Mart: 102 Yên Phụ

Trường học

  • Trường Mầm Non Tuổi Thơ A: 56 Nghi Tàm
  • Trường Mầm Non An Dương: 75 An Dương
  • Trường Tiểu học An Dương: Ngõ 189 An Dương
  • Trường Tiểu học Nila: 200 Yên Phụ
  • Trường THCS An Dương: 88A Nghi Tàm

Cơ sở y tế

  • Trạm Y Tế Yên Phụ: 72 Yên Hoa
  • Nha Khoa Hiếu Liên: 88 Yên Phụ
  • Phòng Khám Tai - Mũi - Họng: 121 Yên Phụ
  • Phòng Khám Bệnh Đa Khoa: 230 Nghi Tàm
  • Phòng Khám Răng Hàm Mặt Dr.Phương: 82 Nghi Tàm
  • Phòng Khám Chẩn Trị YHCT Phúc An Linh: 99 An Dương

Dịch vụ công

- UBND phường: 15 An Dương

- Công an phường: 15 Yên Phụ

- Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Thu Hương: 272 Nghi Tàm

Vui chơi

- Sân vận động 

  • Sân bóng CLB Ba Đình: 70 An Dương
  • Sân bóng Yên Phụ: 44 Yên Phụ
  • Sân Bóng An Dương: 47 ngõ 76 An Dương
  • Sân Tennis: Ngõ 76 An Dương

- Bể bơi

Bể bơi Khách sạn Thắng Lợi: 200 Yên Phụ

- Phòng gym 

  • Elite Fitness And Yoga Center: 189 Nghi Tàm
  • Local Gym & Yoga: 46 An Dương
  • The Fitness Village: Số 68 ngõ 50 hẻm 310 Nghi Tàm
  • Sivananda Yoga: 162 Yên Hoa
  • Ansa Spa: 136 Yên Hoa
  • Thẩm Mỹ Viện Trà My: 105A Yên Phụ
  • Hương Sen Massage: 68 An Dương
  • Nhiên Beauty Spa: 14 Ngõ 130 An Dương
  • Hair Salon Tú: 93 Yên Phụ
  • Cắt Tóc Nam Hà Nội - 2Vee Hair Station: 24 Nghi Tàm
  • Hair Salon Hạnh Lê: 118 Yên Phụ
  • Khách sạn, nhà nghỉ
  • The Royal Hotel: 60 Nghi Tàm
  • A25 Hotel: 30 An Dương
  • The Lakeside - West Lake Lotus Apartment: 84 Yên Phụ
  • 3S Boutique Hotel: 130 Yên Hoa
  • Maidza Hotel: 52 Yên Phụ
  • Khách Sạn Hoàng Gia: 150 Nghi Tàm
  • Awa Boutique Hotel: 130 Yên Hoa
  • Home Hotel: 156 Yên Phụ
  • M.Belle Hotel: 133 Nghi Tàm

Ngân hàng

  • Ngân hàng VPBank PGD Yên Phụ: 46 Yên Phụ
  • Ngân hàng SeaBank: 151 Yên Phụ
  • Ngân hàng Maritime Bank PGD Hồ Tây: 16 Yên Phụ
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB): 145 Yên Phụ
  • Ngân hàng Vietcombank: 62 Yên Phụ
  • Ngân hàng Agribank: 100 Nghi Tàm
  • Ngân hàng Vietinbank - Quỹ Tiết Kiệm Số 15: 100 Yên Phụ

Đền, đình, chùa

  • Đền Bảo An: 159 Yên Phụ
  • Đền An Thọ: 12 đường Thanh Niên
  • Chùa Phúc Lâm: 120 Yên Phụ

Phường Yên Phụ là nơi tập trung nhiều khách sạn, nhà hàng phục vụ người dân thủ đô và du khách nước ngoài. Cùng với môi trường thiên nhiên, cảnh quan, văn hóa lịch sử lâu đời được xem là nơi đáng sống tại thủ đô. Hãy tham khảo thật kỹ bài viết để quyết định chọn mua nhà ở hay đầu tại phường Yên Phụ hay không nhé!

 

Bài review cùng khu vực

Review khu vực Tây Hồ
Review khu vực Tây Hồ
19/08/2021

Khi nhắc đến chiều thu Hồ Tây, trong tâm trí bỗng cất lên những lời ca tha thiết: “Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay, bờ xa mời gọi. Màn sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời…”. Những lời ca quen thuộc này thường xuyên nghe từ tấm bé, ăn sâu vào tâm trí. Đến lúc trưởng thành, cảm xúc đã dần chai lỳ bởi những áp lực mệt mỏi của guồng quay cuộc sống, khi đứng trước khung cảnh thơ mộng nơi đây thì lời ca lại bỗng cất lên trong tâm trí làm cho tâm hồn đang nổi bão cũng hóa thành thư thái.

Review phố Thụy Khuê: Con phố có nhiều cổng làng nhất Hà Nội
Review phố Thụy Khuê: Con phố có nhiều cổng làng nhất Hà Nội
25/12/2021

Thụy Khuê là một trong những tuyến phố dài nhất trong nội thành Hà Nội, giữa phố xá tấp nập vẫn phảng phất phong vị xưa cũ với hàng chục cổng làng cổ vẫn còn đến ngày nay...

Review phường Thụy Khuê: Nét “cổ kính” giữa lòng Hà Nội
Review phường Thụy Khuê: Nét “cổ kính” giữa lòng Hà Nội
16/08/2022

Một ngày lang thang ở Hà Nội, giữa chốn ồn ào phố xá, bạn sẽ bất ngờ khi lạc vào phường Thụy Khuê, xen lẫn với những ngôi nhà cao tầng hiện đại thì vẫn còn đó những chiếc cổng làng cổ kính, mang đậm vẻ đẹp của thời gian, mà thoạt nhìn vừa lạ, vừa quen. Sau đây hãy cùng với “Nhà Ở Ngay” đi tìm hiểu về phường Thụy Khuê - Nét đẹp xưa giữa lòng Hà Nội nhé!

Review phường Quảng An: Khu vực “ đáng sống” nhất tại Thủ đô
Review phường Quảng An: Khu vực “ đáng sống” nhất tại Thủ đô
24/08/2022

Nói đến phường Quảng An người ta sẽ nhớ ngay đến chợ hoa đêm lớn nhất của Hà Nội, những con phố kinh doanh hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống như: Từ Hoa, Tây Hồ, Nghi Tàm, Yên Phụ, Quảng Bá…Tất cả đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp tại Quảng An – Nơi được mệnh danh là khu vực “đáng sống” nhất tại Hà Nội. Cùng với “ Nhà Ở Ngay” khám phá những đặc điểm thú vị về phường Quảng An nhé!

Review phường Bưởi: Nét xưa trong lòng phố thị
Review phường Bưởi: Nét xưa trong lòng phố thị
30/08/2022

“Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”. Đó là câu ca dao khuyết danh và không biết có từ bao giờ khi người ta nhắc đến Kẻ Bưởi, nơi mà nhịp chày Yên Thái ngày đêm giã vỏ cây để làm giấy dó - nghề làm ra thứ để ghi chép tinh hoa văn hiến và ngày nay chính là Phường Bưởi, Tây Hồ. Sau đây, hãy cùng với “ Nhà Ở Ngay đi khám phá phường Bưởi – Nét xưa trong lòng phố thị nhé!

Review phường Xuân La: Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất quận Tây Hồ
Review phường Xuân La: Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất quận Tây Hồ
13/09/2022

Nằm ở phía Tây của Hồ Tây, phường Xuân La là một trong những vùng đất cổ của Hà Nội, nổi tiếng với các ngôi chùa: Khai Nguyên, Thiên Niên, Vạn Niên, Ức Niên thu hút nhiều du khách khi đến với Thủ đô. Đến nay, phường Xuân La được đánh giá là một trong những phường có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất của quận Tây Hồ. Cùng với “ Nhà Ở Ngay” đi tìm hiểu về phường Xuân La nhé!