BẢN ĐỒ VỊ TRÍ, DỊCH VỤ TIỆN ÍCH VÀ CÁC THÔNG TIN
Giới thiệu tổng quan phường
Ưu điểm
- Vị trí trung tâm quận Đống Đa
- Tiện ích khu vực đa dạng như: trường học, công viên, bệnh viện,…
- An ninh khu vực tương đối ổn định
- Bất động sản đa dạng như: đầu tư, cho thuê kinh doanh, buôn bán…
Nhược điểm
- Ùn tắc giao thông tại các tuyến phố chính
*** Thông tin được cập nhật đến ngày 15/11/2021 ***
Vị trí và lịch sử hình thành
Vị trí trung tâm đắc địa
Với diện tích rơi vào khoảng 0,42 km², phường Quang Trung nằm ở khu vực trung tâm của quận Đống Đa, vị trí giáp ranh với:
- Phường Ô Chợ Dừa ở phía Bắc
- Phường Trung Liệt ở phía Tây
- Phường Trung Tự ở phía Nam
- Phường Nam Đồng và phường Trung Tự ở phía Đông
Tại đây, từ trung tâm phường Quang Trung tới hồ Hoàn Kiếm chỉ khoảng 6km, tới sân bay Nội Bài khoảng 28km di chuyển. Với vị trí đắc địa này, phường rất phù hợp để định cư sinh sống, làm việc cũng như thực hiện các hoạt động giao thương, buôn bán.
Lịch sử phát triển
Nhắc đến phường Quang Trung (Đống Đa) thì không thể không nhắc đến Chùa Bộc (hay còn được gọi với cái tên Sùng Phúc Tự). Tương truyền, ngôi chùa này được xây dựng trên khu vực từng diễn ra trận chiến oanh liệt của nghĩa quân Tây Sơn năm xưa. Chính bởi vậy mà chùa không chỉ để thờ Phật mà còn thờ vua Quang Trung cùng những người đã hy sinh trong chiến trận.
Xác giặc sau trận chiến ngổn ngang, gom thành mười mấy gò. Xung quanh chùa còn có gò kéo cờ, gò đánh cồng cũng là những dấu tích liên quan đến chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung ngày nào. Gần chùa có một ngôi miếu nhỏ gọi là Thanh Miếu, thờ các cô hồn quân Thanh chết trận và cả Sầm Nghi Đống. Đây là ngôi miếu do chính vua Quang Trung ra lệnh xây dựng, đại diện cho tinh thần nhân đạo của nhân dân ta. Cho đến tận ngày nay, dân gian vẫn còn lưu truyền câu:
“Đống Đa ghi dấu nơi đây
Bên kia Thanh miếu, bên này Bộc am
Tốc độ phát triển
Với vị trí trung tâm đắc địa, Quang Trung (Đống Đa) là một trong những phường có tốc độ phát triển không ngừng, không chỉ về kinh tế - xã hội mà còn được đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, phố Chùa Bộc trước nay vẫn được biết đến là tuyến phố kinh doanh sầm uất - “con đường tơ lụa” với hàng trăm shop quần áo lớn nhỏ của Thủ đô. Ngoài ra, trên địa bàn phường còn có nhiều trường học, công viên, TTTM, bệnh viện… đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt đa dạng của người dân nơi đây.
An ninh và dân cư
Quận Đống Đa nói chung và phường Quang Trung nói riêng là một trong những khu vực có mật độ dân số cao nhất của Thành phố Hà Nội ở thời điểm hiện tại. Do địa phận phường nằm ở vị trí trung tâm, thuận tiện đi lại, cộng thêm xung quanh có nhiều trường đại học lớn nên mật độ dân cư tại phường ngày càng trở nên đông đúc. Tại các mặt phố lớn như phố Chùa Bộc, Tây Sơn chủ yếu là các hộ kinh doanh, làm ăn buôn bán tấp nập. Ngoài ra, khu vực cũng tập trung nhiều sinh viên từ các trường như Học Viện Ngân Hàng, Đại học Công Đoàn, Đại học Thủy Lợi…
An ninh phường nhìn chung tương đối ổn định. Tuy nhiên, do tập trung đông dân và nhiều học sinh, sinh viên từ các nơi đổ về nên sẽ không tránh khỏi tình trạng nhộm nhoạm, hay thậm chí là mất cắp…
Hệ thống giao thông
Các tuyến đường chính - phụ
Phường Quang Trung (Đống Đa) nằm trên hai trục chính là phố Chùa Bộc và phố Tây Sơn. Ngoài ra, địa phận phường còn có các tuyến phố khác như Nguyễn Lương Bằng, Đặng Tiến Đông, Nguyễn Ngọc Doãn, Trần Quang Diệu, Hồ Đắc Di…
Cách trung tâm phường khoảng 4km là đường Vành đai 3 (tuyến đường đi qua địa phận các quận và huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm), khoảng 4,5km là Đại lộ Thăng Long (cao tốc Láng – Hòa Lạc, tuyến đường nối khu trung tâm Thành phố với Quốc lộ 21A cũ)
Mật độ giao thông cao
Một điều không thể phủ nhận rằng, giao thông chính là một trong những điểm nóng của hầu hết các tuyến đường thuộc phường Quang Trung. Tại các trục đường Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Chùa Bộc, giao thông đi lại hàng ngày đều diễn ra khá căng thẳng.
Đặc biệt, phố Chùa Bộc nhỏ, hẹp, lại tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh buôn bán, cộng thêm có Học Viện Ngân Hàng và gần các trường đại học lớn nên tình trạng ùn tắc giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tiêu biểu là vào giờ cao điểm hoặc những ngày thời tiết mưa.
Các tuyến bus
- Đối Diện Số 105 Đặng Tiến Đông: 23
- Gò Đống Đa - Tây Sơn: 01, 02, 09B, 09BCT
- Đại Học Công Đoàn - 169 Tây Sơn: 01, 02, 09B, 09BCT, 23
- Công Ty In Thương Mại & Dịch Vụ Ngân Hàng - Số 10 Chùa Bộc: 12, 18, 21A, 21B, 23, 26, 35A, 44, 51
Quy hoạch tuyến đường
Về quy hoạch tuyến đường, hiện tại phường Quang Trung có hai dự án quy hoạch nổi bật sau:
CẦU CHỮ Y TẠI NGÃ TƯ CHÙA BỘC - TÔN THẤT TÙNG, PHẠM NGỌC THẠCH
Theo thông tin mà Nhà Ở Ngay thu thập được, ở giai đoạn 1, cầu sẽ được xây dựng trực thông hình chữ C theo hướng Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch (với tổng chiều dài 318m, chiều rộng 9m) để tổ chức giao thông 2 chiều cho 2 làn xe hỗn hợp ô tô và xe máy.
Sau khi đường Tôn Thất Tùng được mở rộng theo quy hoạch sẽ bổ sung thêm nhánh cầu để khớp nối với nhánh Phạm Ngọc Thạch bằng cách mở rộng mặt cầu Phạm Ngọc Thạch thêm 1,5m để tạo thành cầu chữ Y hoàn chỉnh. Dự kiến, cầu sẽ được khởi công năm 2021 và hoàn thành năm 2022.
NÚT GIAO CHÙA BỘC - THÁI HÀ
Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các tuyến đường Tây Sơn, Thái Hà, Chùa Bộc. Nút giao gồm có 4 góc theo các hướng Tây Sơn - Thái Hà; Thái Hà - Ngã Tư Sở; Ngã Tư Sở - Chùa Bộc; Chùa Bộc - Tây Sơn.
Để tháo gỡ nút thắt và tăng cường khả năng lưu thông cho các tuyến đường, hiện khu vực này đã được xây dựng một cầu vượt nhẹ trực thông hướng đường Tây Sơn, đồng thời mở rộng 3 góc nút giao; chỉ còn góc 1/4, hướng Chùa Bộc rẽ phải ra Tây Sơn. Đây cũng là hướng lưu thông cuối cùng còn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao trong giờ cao điểm.
Theo quy hoạch, dự án có tổng chiều dài khoảng 521m (từ Học Viện Ngân Hàng đến cổng trường Đại học Công Đoàn), với các hạng mục nền, mặt đường, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, vỉa hè, tổ chức giao thông và các công trình phụ trợ khác. Sau khi mở rộng, mặt đường tuyến phố Chùa Bộc trong nút giao sẽ rộng từ 23 - 30m; đoạn từ Chùa Bộc đến phạm vi nút giao rộng từ 16 - 18m; vỉa hè rộng trung bình 3m.
Theo đó, giá đất ở được UBND TP. Hà Nội phê duyệt để làm căn cứ bồi thường tại vị trí 4 phố Chùa Bộc là 47.148.780 đồng/m2.
Bất động sản
Với vị trí trung tâm đắc địa cùng mật độ dân cư đông đúc, thị trường bất động sản phường Quang Trung dường như chưa bao giờ hết Hot. Đặc biệt là trên các tuyến Chùa Bộc, Tây Sơn, bất động sản ở đây luôn được quan tâm sâu sắc từ nhà mua để ở đến nhà mặt phố để đầu tư, cho thuê kinh doanh, buôn bán,…Tại đây, bất động sản chủ yếu là nhà ở thấp tầng và các khu tập thể, rất hiếm các dự án chung cư.
Các dự án trong khu vực
- Chung Cư Sunrise Tower: 187 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
Quy hoạch
Quy hoạch phường Quang Trung nằm trong quy hoạch Phân khu H1-3 của Thành phố Hà Nội. Quy hoạch này được phê duyệt năm 2021, nằm ở phía Tây Nam khu vực nội đô lịch sử, thuộc địa giới hành chính của quận Đống Đa và một phần phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng). Tuy nhiên, hiện đồ án quy hoạch này vẫn chưa được công bố online. Để tham khảo, bạn có thể xem qua đồ án đã được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của quận để lấy ý kiến người dân từ năm 2017.
Khung giá đất phường (Tháng 11/2021)
Dựa theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND của UBND Hà Nội, quy ước:
- Vị trí 1 (VT1): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với đường (phố) có tên trong bảng giá ban hành
- Vị trí 2 (VT2): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với ngõ, ngách, hẻm có mặt cắt nhỏ nhất từ 3,5m trở lên.
- Vị trí 3 (VT3): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với ngõ, ngách, hẻm có mặt cắt nhỏ nhất từ 2m đến dưới 3,5m.
- Vị trí 4 (VT4): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với ngõ, ngách, hẻm có mặt cắt nhỏ nhất dưới 2m.
Bất động sản trên địa bàn
Bài review cùng khu vực
Phường Cát Linh
Phường Cát Linh nằm ở trung tâm quận Đống Đa, được đặt theo tên của một ngôi chùa cổ, ghép từ hai từ “cát tường” - “linh ứng”, nghĩa là may mắn và tốt lành. Đây là nơi kinh doanh sầm uất và sở hữu nhiều di tích lịch sử lâu đời.
Phường Láng Hạ
Phường Láng Hạ trước đây là một làng thuộc đất trồng rau Kẻ Láng - một trong những vùng đất cổ xưa nhất của Thăng Long, nay đã trở thành đô thị náo nhiệt, quy tụ nhiều cơ quan nhà nước, trụ sở doanh nghiệp, ngân hàng lớn.
Phường Láng Thượng
Phường Láng Thượng nổi tiếng về truyền thống văn hóa lâu đời, nhiều di tích lịch sử và cả bất cập “phố nhỏ, ngõ nhỏ, nhà xây rất nhiều”.
Phường Ô Chợ Dừa
Ô Chợ Dừa xưa nay luôn là một trung tâm văn hóa và thương mại lớn của thủ đô. Hoạt động kinh doanh phát triển nhanh nhưng vẫn bảo tồn được cụm di tích lịch sử độc đáo, hiếm có.
Review phường Kim Liên
Phường Kim Liên hiện vẫn mang vẻ ngoài đặc trưng của các khu tập thể Hà Nội cũ, đang trong quy hoạch cải tạo thành khu đô thị hiện đại, hứa hẹn khoác trên mình "tấm áo mới" khang trang.