Nếu như ở nước ngoài, nhà tiền chế là một trong những công trình dân dụng khá phổ biến thì tại Việt Nam đây là khái niệm còn khá xa lạ. Vậy mẫu nhà tiền chế là gì? Vì sao mẫu nhà tiền chế được ưa chuộng? Các mẫu nhà tiền chế nào đang được lựa chọn? Đang là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Cùng với “Nhà ở ngay” đi tìm câu trả lời qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

 

Nếu như ở nước ngoài, nhà tiền chế là một trong những công trình dân dụng khá phổ biến thì tại Việt Nam đây là khái niệm còn khá xa lạ. Vậy mẫu nhà tiền chế là gì? Vì sao mẫu nhà tiền chế được ưa chuộng? Các mẫu nhà tiền chế nào đang được lựa chọn? Đang là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Cùng với “Nhà ở ngay” đi tìm câu trả lời qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Nhà tiền chế là loại nhà gì?

Nhà tiền chế là gì? Nhà tiền chế hay còn có tên gọi khác là nhà thép tiền chế là loại nhà được làm bằng thép. Xây dựng và thiết kế dựa trên bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Quá trình làm nhà tiền chế được thực hiện đầy đủ theo các công đoạn sau: Thiết kế, gia công, lắp dựng tại công trình. Đặc biệt, toàn bộ kết cấu của thép được sản xuất sẵn và đưa vào công trường lắp đặt trong thời gian ngắn là hoàn thiện. 

nha-tien-che

Đặc điểm nổi bật của mẫu nhà tiền chế

Nhà tiền chế đang là khái niệm nghiên cứu mới trong ngành xây dựng của các kiến trúc tại Việt Nam. Để có thêm những thông tin hữu ích về mẫu nhà tiền chế trước khi triển khai thi công thì bạn phải nắm được các đặc điểm nổi bật sau của kiểu nhà này: 

Kết cấu của nhà tiền chế

Kết cầu là một trong những thành phần quan trọng của nhà tiền chế, quá trình lắp ghép nhà phải cẩn thận và tỉ mỉ từng chi tiết. Thông thường, kết cấu của loại nhà này gồm kết cấu chính và kết cấu phụ sau:

+ Móng nhà: Là bộ phận quan trọng nhất, những công trình lớn thì móng nhà phải sâu để đảm bảo sự chắc chắn. Thường thì móng nhà thi công kích thước bulong M22 để liên kết với cột.

+ Khung nhà: Phần khung nhà tiền chế kết cấu từ cột, kèo, dầm tạo nên tổ hợp tiết diện với tiết diện không đổi. 

+ Xà gồ, giằng, thanh chống: Đây đều là những thanh thép được đúc nguội, có kết cấu hình chữ C hoặc chữ Z hay rỗng dầm bụng. Tạo nên sự chắc chắn cho toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà.

+ Kết cấu phụ khác: Phần kết cấu phụ khác bao gồm vật liệu làm vách nhà tiền chế, hệ sàn công tác, hệ khung đỡ vách ngăn và các bộ phận khác.

mau-nha-tien-che-nho-dep

 

Chi tiết thông số kỹ thuật của nhà tiền chế

 

Cùng với kết cấu thì các thông số kỹ thuật khi xây nhà tiền chế đều được thiết kế tỉ mỉ, chính xác. Đặc biệt, các thông số từ chiều cao đến chiều dài, chiều rộng đều được tính toán kỹ càng sau:

+ Chiều cao: Tính khoảng cách từ chân nhà đến điểm giao giữa mái tôn và tường của nhà tiền chế.

+ Chiều dài: Chiều dài của nhà tiền chế tính từ khoảng cách giữa 2 mép đối diện với nhau.

+ Chiều rộng: Đối với chiều rộng, tính bằng độ dài của mép tường bên này đến đồ dài mép tường bên kia của nhà tiền chế.

+ Độ dốc mái: Tỷ lệ của độ dốc mái đảm bảo nước mưa không đọng trên phần mái, con số thích hợp cho phần mái là 15%.

+ Bước cột: Khoảng cách giữa hai cột thép với nhau, dựa vào diện tích và mục đích sử dụng nhà của chủ nhân lựa chọn cột phù hợp.

Ưu và nhược điểm của mẫu nhà tiền chế

Hiện nay, mẫu nhà tiền chế đang nhận được sự ưa chuộng của nhiều gia đình tại Việt Nam. Thiết kế nhà tiền chế nhỏ đẹp và chắc chắn, mang đến một không gian thư giãn và nghỉ ngơi tuyệt vời cho các gia đình ở vùng ngoại ô. Vậy mẫu nhà tiền chế có ưu – hạn chế gì so với các thiết kế nhà ở thông thường:

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí thi công

Ưu điểm đầu tiên của mẫu nhà tiền chế so với các thiết kế nhà truyền thống đó là tiết kiệm chi phí. Đối với nhà tiền chế, gia chủ sẽ tiết kiệm được vật liệu phụ khi thi công, giảm các bước trong quá trình xây dựng. Việc giảm được chi phí chịu lực, giúp chủ nhân tiết kiệm được một khoản tiền khi thi công nhà ở hiện nay.

  • Tiết kiệm thời gian thi công

Nếu như các công trình nhà ở truyền thống sẽ mất khá nhiều thời gian trong việc đổ móng, dầm nhà, đổ trần….thì việc xây nhà tiền chế sẽ tối ưu được các công đoạn. Các kết kết chi tiết được gia công sẵn, việc lắp ráp và tạo hình ngôi nhà nhanh chóng, tiết kiệm thời gian thi công mà không tốn công sức.

  • Khả năng chống thấm tốt

Đặc biệt, mẫu nhà tiền chế đang được đánh giá cao về khả năng chống thấm cao. Cùng với hệ thống mái đứng, hạn chế tối đa tình trạng ẩm mốc. Tuổi thọ trung bình của nhà tiền chế lên đến 100 năm, thiết kế chủ yếu là khung thép linh hoạt trong việc tạo hình độc đáo cho ngôi nhà.

  • Dễ dàng mở rộng diện tích

Ngoài ra, mẫu nhà tiền chế còn có thể dễ dàng mở rộng diện tích khi cần thiết. Nếu với nhà truyền thống phải đập đi mới có thể mở rộng thì nhà tiền chế chỉ cần tháo  dỡ các thanh sắt, mở rộng diện tích dễ dàng. Đồng thời, mang lại tính đồng bộ cao khi sử dụng.

nha-tien-che-dep

Nhược điểm

Mặc dù, sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nhưng không phải vì thế mà mẫu nhà tiền chế không có nhược điểm. Kiểu nhà này vẫn còn một số hạn chế, bạn cần phải biết trước khi lựa chọn sau:

+ Oxy hóa và han gỉ: Với đặc điểm của nhà tiền chế được làm hoàn toàn từ thép, khi ở các vùng có nhiệt độ nóng - ẩm cao. Dễ dàng bị oxy hóa, han gỉ ảnh hưởng đến chất lượng và tính thẩm mỹ của ngôi nhà.

+ Khả năng chịu lửa thấp: Thép không dễ cháy nhưng ở nhiệt độ cao từ 500 – 600 độ C thì dễ dàng chuyển sang lỏng. Điều này, làm mất đi khả năng chịu lực và độ bền của ngôi nhà. Tuy nhiên với nhiệt độ thường thì chất lượng của nhà tiền chế vẫn được đảm bảo.

Nên xây nhà tiền chế để ở hay không?

Vậy có nên xây nhà tiền chế để ở không? Câu hỏi khiến không ít người băn khoăn trong việc xây dựng nhà ở hiện nay. Dựa vào các ưu điểm trên, bạn có thể thấy rằng nhà tiền chế giúp khắc phục nhược điểm của nhà bê tông, cốt thép truyền thống. Trọng tải công trình nhẹ hơn với nhà có đất nền yếu, cùng với độ bền cao nếu xây dựng ở các khu vực khô ráo, thoáng mát.

Bên cạnh đó, nhà tiền chế được lắp ghép chủ yếu bằng máy móc và các thiết bị hiện đại. Để xây dựng được cần phải có một không gian rộng và trong quá trình sử dụng gia chủ cần bảo dưỡng và đưa ra các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy đảm bảo an toàn cho ngôi nhà.

=> Mặc dù vẫn còn một số hạn chế, xong các đơn vị thi công có thể khắc phục và tối ưu cho chủ nhân. Do đó, việc xây dựng nhà tiền chế để ở hay không phụ thuộc vào sở thích, điều kiện tài chính và địa hình khu đất của chủ nhân. Từ đó, quyết định xây nhà tiền chế hay không?

nha-tien-che-nho-dep

Các mẫu nhà tiền chế đẹp nhất năm 2021

Nhà tiền chế hiện đang là xu hướng cực kỳ Hot trên thị trường hiện nay, nhờ phong cách hiện đại, thi công nhanh và phù hợp với nhiều công trình khác nhau. Dưới đây là các mẫu nhà tiền chế đẹp nhất 2021, bạn đừng bỏ lỡ:

Mẫu nhà tiền chế cấp 4

Nhà tiền chế cấp 4 là kiểu nhà tiền chế khá phổ biến, thiết kế với kiểu dáng nhà cấp 4 truyền thống. Nhà được lắp ráp sẵn và lặp tại các công trình, móng của nhà tiền chế cấp 4 được thiết kế cốt thép chắc chắn. Bulong móng của nhà được thiết kế phù hợp với dạng móng. Đặc biệt, nhà tiền chế nhỏ đẹp có kết cấu sẵn nên thi công nhanh, thời gian chỉ khoảng vài tuần là có thể hoàn thành xong công trình. Sớm bàn giao đến chủ nhân của ngôi nhà.

mau-nha-tien-che

Mẫu nhà tiền chế mái thái

Thiết kế nhà mái thái tương tự như nhà cấp 4. Điểm khác biệt đó là diện tích của nhà mái thái rộng hơn. Thiết kế mái thái có dạng xếp chồng lên nhau và dốc, sở hữu khả năng chống nóng tốt khi mùa hè đến. Bạn và gia đình sẽ cảm thấy mát mẻ, không những thể khả năng chống thấm nước tốt kết hợp với độ dốc sẽ không lo thấm nước vào mùa mưa. Đồng thời, mẫu nhà tiền chế thi công khá nhanh mang đến một ngôi nhà tiền chế đẹp và chắc chắn khi sử dụng.

cac-mau-nha-tien-che

Mẫu nhà tiền chế 5 tầng

Với các gia đình có đông thành viên, mẫu nhà tiền chế 5 tầng được xem là lựa chọn phù hợp. Kết cấu với 5 tầng chắc chắn, mỗi tầng được phân chia các không gian khoa học và hợp lý. Sự xuất hiện của mẫu nhà 5 tầng tiền chế sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí vật liệu hơn so với các mẫu nhà 5 tầng truyền thống. Vì thế, đây sẽ là gợi ý hoàn hảo cho các gia đình khi xây nhà ở hiện nay.

nha-tien-che-dep-nhat

Như vậy, qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên bạn đã hiểu được nhà tiền chế là kiểu nhà gì rồi phải không. Hy vọng, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về nhà tiền chế đưa ra lựa chọn phù hợp khi xây dựng nhà ở. Làm sao tiết kiệm chi phí và thời gian thi công một cách thấp nhất.