Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở có vẻ hiện nay đang là một vấn đề được nhiều người dân quan tâm. Vậy khi thực hiện bạn cần chú ý những điều luật, cũng như lệ phí cần đóng, hay cả về điều kiện để chuyển đổi dạng đất nông nghiệp sang đất nhà ở như thế nào?

Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở có vẻ hiện nay đang là một vấn đề được nhiều người dân quan tâm. Vậy khi thực hiện bạn cần chú ý những điều luật, cũng như lệ phí cần đóng, hay cả về điều kiện để chuyển đổi dạng đất nông nghiệp sang đất nhà ở như thế nào?

Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay bây giờ nhé!

Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở

Khi thực hiện việc chuyển đổi đất dạng nông nghiệp sang đất ở, bạn cần quan tâm đến một vài vấn đề cơ bản sau:

Điều kiện để chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở

Căn cứ theo điểm d, khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013, khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Căn cứ để cho phép chuyển đổi đất dạng nông nghiệp sang đất nhà ở cần những điều kiện sau đây:

  • Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

chuyen-doi-dat-nong-nghiep-sang-dat-o

 

Thủ tục để chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở

Căn cứ theo Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quyết định 2555/QĐ-BTNMT, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

Nếu là người sử dụng đất bạn cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sau đấy, người sử dụng đất cần nộp hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

  • Các giấy tờ nêu trên
  • Biên bản xác minh thực địa
  • Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt
  • Bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình
  • Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất
  • Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở.

Bước 2: Thẩm tra hồ sơ

Bước 3: Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Bước 4: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

thu-tuc-chuyen-doi-dat-nong-nghiep-sang-dat-o

Lệ phí cần để chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở

Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng như sau:

Trường hợp thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch

Sẽ thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch đối với trường hợp:

  • Chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 tách thành các thửa riêng sang đất ở.
  • Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.
  • Người sử dụng đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở chuyển sang làm đất ở

Trường hợp thu tiền sử dụng đất bằng 100% chênh lệch

Sẽ thu tiền sử dụng đất bằng 100% chênh lệch đối với trường hợp:

  • Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.
  • Chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất nếu người sử dụng đất đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01/7/2004.
  • Phải nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014

le-phi-chuyen-doi-dat-nong-nghiep-sang-dat-o

Hạn mức chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở

Căn cứ theo Điều 70 Luật đất đai 2013, hạn mức chuyển đổi đất nông nghiệp sang ở căn cứ vào hạn mức giao đất đối với đất nông nghiệp, người sử dụng đất chỉ được chuyển đổi đất theo hạn mức đó, cụ thể:

  • Giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 3 ha đối với mỗi loại đất.
  • Giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
  • Giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30ha đối với mỗi loại đất
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 5ha.
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá 5ha đối khu vực đồng bằng; không quá 25ha đối với khu vực miền núi.
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá 25ha.

Lời kết

Qua bài viết, chúng tôi đã đem đến cho bạn những cái nhìn tổng quan nhất về chuyển đổi đất nông nghiệp sang nhà ở. Điển hình như điều kiện, thủ tục, hay lệ phí thực hiện.

Hy vọng, qua những lời chia sẻ trên bạn có thể trang bị cho mình những kiến thức cần có để có thể chủ động hơn trong việc chuyển đổi đất dạng nông nghiệp sang dạng đất nhà ở.